Áp dụng copyleft Copyleft

Trên thực tế cách sử dụng copyleft thông thường là hệ thống hóa các điều khoản được sao chép lại cho một tác phẩm bằng một giấy phép. Một giấy phép như vậy thường trao cho mỗi người hiện sở hữu một bản sao tác phẩm những quyền tự do giống như tác giả đang có, bao gồm (từ Định nghĩa Phần mềm Tự do):

  1. quyền tự do sử dụng và nghiên cứu tác phẩm,
  2. quyền tự do sao chép và chia sẻ tác phẩm với người khác,
  3. quyền tự do thay đổi tác phẩm,
  4. và quyền tự do phân phối các tác phẩm đã chỉnh sửa tức là các tác phẩm phái sinh.

Những quyền tự do này không đảm bảo rằng tác phẩm phái sinh sẽ được phân phối theo cùng điều khoản tự do. Để tác phẩm thực sự là copyleft, giấy phép phải đảm bảo rằng tác giả của tác phẩm phái sinh chỉ có thể phân phối những tác phẩm như vậy theo một giấy phép y hệt hoặc tương đương.

Ngoài những hạn chế về sao chép, các giấy phép copyleft còn nhắc đến những trở ngại có thể có. Đó là việc đảm bảo các quyền sau đó không thể bị thu hồi và đòi hỏi tác phẩm và các phái sinh của nó phải được cung cấp ở dạng có thể giúp chỉnh sửa dễ dàng. Trong phần mềm, giấy phép đòi hỏi mã nguồn của tác phẩm phái sinh phải luôn có sẵn cùng với bản thân phần mềm.

Các giấy phép copyleft cũng sử dụng các quy định và luật pháp tương ứng một cách sáng tạo cần thiết. Ví dụ, khi sử dụng luật bản quyền, những ai đóng góp vào tác phẩm dưới copyleft thường phải bổ sung, trì hoãn hoặc ấn định trạng thái người giữ bản quyền. Bằng cách đưa bản quyền các đóng góp của họ vào một giấy phép copyleft, họ được tự do từ bỏ một số quyền lợi thông thường có được từ bản quyền, trong đó có quyền trở thành người phân phối duy nhất những bản sao tác phẩm.

Một số bộ luật được sử dụng cho các giấy phép copyleft thì khác nhau tùy theo từng quốc gia, và cũng có thể được trao theo những điều khoản khác nhau theo từng quốc gia. Ví dụ, ở một số nước việc bán một sản phẩm phần mềm mà không có đảm bảo, theo kiểu GNU GPL chuẩn (xem điều 11 và 12 của GNU GPL phiên bản 2) hoàn toàn có thể chấp nhận, trong khi ở đa số quốc gia châu Âu, người phân phối phần mềm không được phép khước từ mọi sự đảm bảo liên quan đến sản phẩm được bán. Vì lý do này phạm vi của những bảo đảm như vậy được ghi ra ở đa số các giấy phép copyleft châu Âu. Liên quan đến vấn đề này, mời xem giấy phép CeCILL, một giấy phép cho phép một người sử dụng GNU GPL (xem điều 5.3.4 của CeCILL) phối hợp với một sự đảm bảo có giới hạn (xem điều 9 của CeCILL).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Copyleft http://www.eyemagazine.com/opinion.php?id=117&oid=... http://www.linuxtoday.com/developer/2006082902126O... http://www.mehglobal.com/nix http://www.microsoft.com/presspass/exec/craig/05-0... http://seattletimes.nwsource.com/html/businesstech... http://www.onlamp.com/pub/a/onlamp/2005/06/30/esr_... http://www.oreilly.com/openbook/freedom http://www.oreilly.com/openbook/freedom/ch07.html http://www.oreillynet.com/pub/a/policy/2001/12/12/... http://psg.com/lists/namedroppers/namedroppers.200...